Quy trình đổ bê tông móng đúng kỹ thuật, an toàn
Đổ bê tông móng là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi thi công nền móng. Bởi bước này quyết định trực tiếp đến độ ổn định, tuổi thọ và tính thẩm mỹ của công trình đặc biệt là những mẫu nhà phố đẹp. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến nứt móng, lún nền hoặc giảm khả năng chịu lực của kết cấu. Vậy thi công như nào đúng chuẩn. Viettel Construction AIOHomes sẽ chia sẻ giúp bạn nắm rõ quy trình thực hiện đúng kỹ thuật.
Thời gian cần chờ sau khi đổ bê tông móng
Không nên thi công tiếp ngay lập tức sau khi hoàn tất công đoạn đổ bê tông. Bởi bê tông cần có thời gian để đông kết và phát triển đủ cường độ mới đảm bảo khả năng chịu lực cho công trình. Việc thi công quá sớm có thể gây sụt lún, nứt móng, làm giảm chất lượng nền móng, ảnh hưởng đến sự an toàn lâu dài.


Thông thường đối với nhà dân dụng thì thời gian chờ tối thiểu là 7 ngày. Nhưng để bê tông đạt độ bền lý tưởng thì nên chờ từ 14 đến 28 ngày trước khi tiến hành xây dựng các hạng mục tiếp theo. Trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc ẩm cao thời gian này có thể kéo dài hơn để đảm bảo quá trình đông cứng diễn ra hoàn toàn.
Bên cạnh đó, loại xi măng sử dụng cũng ảnh hưởng đến thời gian chờ. Với các loại có phụ gia đông kết nhanh thì quá trình có thể rút ngắn. Dù vậy vẫn cần kiểm tra thực tế cường độ bê tông trước khi đặt tải trọng lên móng nhằm đảm bảo an toàn, độ bền vững cho toàn bộ kết cấu.
Các loại bê tông thường dùng khi đổ móng
Khi thi công phần móng việc lựa chọn loại bê tông phù hợp đóng vai trò rất quan trọng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến độ bền, khả năng chịu lực của công trình. Dưới đây là một số loại bê tông phổ biến thường được sử dụng, bao gồm:
- Bê tông xi măng: Đây là loại được sử dụng rộng rãi nhất, được cấu thành từ hỗn hợp xi măng, cát, nước và đá dăm. Loại này có độ bền cao, phù hợp với hầu hết các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Bê tông tươi: Là loại bê tông đã được trộn sẵn tại trạm trộn và được vận chuyển đến công trường bằng xe chuyên dụng. Loại này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chất lượng đồng đều, dễ kiểm soát.
- Bê tông tự nhiên: Loại này sử dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như sỏi, cát thô hoặc đá nghiền mà không cần thêm phụ gia công nghiệp. Thường chỉ áp dụng trong các công trình đơn giản hoặc quy mô nhỏ.


Tỷ lệ trộn bê tông đúng chuẩn
Để tạo lớp móng chắc chắn, bền bỉ thì cần phải pha trộn bê tông theo đúng tỷ lệ tiêu chuẩn. Tỷ lệ phối trộn giữa xi măng, cát, đá sẽ nằm trong khoảng từ 1:2:3 đến 1:4:5, tùy theo mác bê tông và yêu cầu của từng công trình cụ thể. Mỗi mẫu nhà như nhà phố, nhà mái Thái, nhà mái Nhật, nhà biệt thự,... sẽ có những yêu cầu và những tiêu chuẩn khác nhau.
Lưu ý:
- Tỷ lệ trên chỉ mang tính tham khảo, nên căn cứ vào đặc tính của vật liệu thực tế như loại xi măng, độ sạch, kích thước cát đá để điều chỉnh cho phù hợp.
- Ưu tiên sử dụng máy trộn để đảm bảo hỗn hợp được đều, đạt chất lượng cao.
- Kiểm tra độ ẩm của cốt liệu trước khi trộn. Nếu cát hoặc đá quá khô nên tưới nhẹ nước để hỗn hợp bê tông có độ dẻo vừa đủ.
- Khi đổ bê tông móng xong cần tiến hành đầm kỹ để tránh rỗ khí, đảm bảo sự kết dính tốt giữa các thành phần.


Cách tính khối lượng đổ bê tông móng
Để xác định lượng bê tông cần thiết thì trước tiên bạn phải đo chính xác diện tích móng và độ dày lớp bê tông cần đổ. Sau đó áp dụng công thức sau:
Khối lượng bê tông (m³) = Diện tích móng (m²) × Chiều cao lớp bê tông (m).
Lưu ý khi tính toán:
- Cần đo đạc, tính toán kỹ lưỡng để tránh thừa hoặc thiếu vật liệu.
- Khi thi công những công trình quan trọng nên tham khảo ý kiến kỹ sư để đảm bảo số liệu chính xác, phù hợp với thiết kế kỹ thuật.
Quy trình đổ bê tông móng đúng chuẩn kỹ thuật
Đổ bê tông là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nền móng. Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật móng có thể bị nứt, sụt lún, ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ ổn định, tuổi thọ của công trình nhà phố đặc biệt là các mẫu nhà phố đẹp. Dưới đây là quy trình đổ bê tông móng đạt chuẩn kỹ thuật, cụ thể:
Chuẩn bị trước khi đổ bê tông
Giai đoạn chuẩn bị là bước nền tảng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đổ bê tông. Các công việc cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo mọi điều kiện đều sẵn sàng. Công đoạn này gồm:
- Đảm bảo hệ thống cốp pha được lắp chắc chắn, đúng hình dạng thiết kế, không bị hở hoặc biến dạng. Cốt thép cần đúng chủng loại, được ràng buộc chặt, đặt đúng vị trí theo bản vẽ.
- Loại bỏ bùn đất, nước đọng hoặc vật liệu thừa trong hố móng để bê tông bám dính tốt vào nền.
- Làm ướt nhẹ phần đáy trước khi đổ để hạn chế tình trạng bê tông bị mất nước quá nhanh gây nứt.
- Bê tông cần được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào đổ. Ưu tiên dùng bê tông tươi được trộn sẵn từ trạm trộn để đảm bảo đồng đều, đúng tỷ lệ.
- Chuẩn bị máy đầm dùi, xẻng, cào và các thiết bị hỗ trợ giúp thi công luôn trong tình trạng hoạt động tốt.


Các bước tiến hành
Khi đã hoàn tất công tác chuẩn bị thì bước tiếp theo là tiến hành quá trình đổ bê tông. Cách bước đúng kỹ thuật thực hiện như sau:
- Bước 1: Nên đổ bê tông từ chỗ có độ sâu thấp hơn để tránh tạo khoảng rỗng trong khối móng.
- Bước 2: Hạn chế dừng giữa chừng khiến mối nối nguội, ảnh hưởng đến khả năng kết dính. Nếu cần ngắt thì phải xử lý kỹ điểm dừng bằng cách đục, vệ sinh và tưới ẩm lại trước khi đổ tiếp.
- Bước 3: Trong suốt quá trình dùng đầm dùi rung liên tục theo lớp để loại bỏ bọt khí, giúp bê tông lấp kín toàn bộ hình khối.
- Bước 4: Không nên đổ bê tông quá cao một lần, chiều cao mỗi lớp khoảng 30 - 50cm để đảm bảo dễ đầm và không gây phân tầng.
- Bước 5: Kiểm tra mặt bằng bê tông bằng cách dùng bàn cào xoa bề mặt sau khi đầm để mặt móng bằng phẳng, không bị gồ ghề.
- Bước 6: Sau khoảng 1-2 giờ cần che phủ bề mặt bê tông bằng bao tải ẩm hoặc bạt và tưới nước định kỳ trong 7 ngày đầu để tránh nứt bề mặt, giúp bê tông đạt cường độ tốt nhất.


Những sai lầm cần tránh khi thực hiện quy trình đổ bê tông móng nhà
Nếu không cẩn trọng trong quá trình đổ bê tông sẽ dẫn đến nhiều sai sót kỹ thuật. Những sai sót này có thể khiến móng nhà yếu, dễ hư hỏng theo thời gian. Dưới đây là những lỗi phổ biến cần tránh tuyệt đối, bao gồm:
- Dùng vật liệu xi măng, cát hoặc đá không đạt chuẩn sẽ khiến bê tông dễ bị nứt, rạn hoặc giảm khả năng chịu lực.
- Tỷ lệ trộn không chính xác có thể khiến bê tông bị phân tầng, rỗ mặt hoặc không đạt độ cứng cần thiết.
- Không đầm kỹ, đổ không đồng đều hoặc làm ẩu trong quá trình thi công khiến móng dễ rỗng, chất lượng không tốt.
- Không kiểm soát độ ẩm của cốt liệu, đá - cát quá khô hoặc quá ướt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ dẻo, cường độ của hỗn hợp.
- Không giữ ẩm, để bê tông khô quá nhanh hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, gió lớn sẽ khiến mặt bê tông nứt do co ngót.
- Thi công khi trời mưa to, gió mạnh hoặc nhiệt độ quá thấp làm giảm chất lượng kết dính, thời gian đông cứng của bê tông lâu hơn.
Đổ bê tông móng là bước khởi đầu quan trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ công trình. Vì vậy cần phải tuân thủ đúng kỹ thuật và tránh những sai lầm thường gặp sẽ giúp móng nhà vững chắc, đảm bảo an toàn. Nếu cần tư vấn về thiết kế mẫu nhà phố đẹp, thi công nhà ở đạt chuẩn chất lượng, bạn hãy đồng hành cùng Viettel Construction AIOHomes.