Bạn đang lo lắng về tình trạng móng nhà bị lún, không biết cách xử lý như thế nào? Việc móng nhà bị lún không chỉ ảnh hưởng đến kết cấu, tính thẩm mỹ của công trình , các mẫu nhà phố đẹp mà còn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng lớn hơn nếu không được giải quyết kịp thời. Với những cách xử lý móng nhà bị lún mà Viettel Construction AIOHomes chia sẻ sẽ giúp bạn sửa chữa và ngăn ngừa vấn đề này một cách toàn diện, đơn giản nhất. 

Những dấu hiệu nhận biết móng nhà bị lún

Khi móng nhà bắt đầu có hiện tượng lún thì công trình sẽ xuất hiện một số biểu hiện bất thường có thể nhìn thấy rõ được. Dưới đây là những dấu hiệu móng nhà bị lún thường gặp giúp bạn nhận biết một cách chính xác. Cụ thể:

  • Xuất hiện các vết nứt tại chân tường, góc tường hoặc quanh khung cửa, có thể kéo dài theo đường chéo hoặc ngang.
  • Bề mặt sàn không bằng phẳng, bị nghiêng, xuất hiện chỗ trũng rõ rệt, các giác dốc khi di chuyển.
  • Cửa ra vào hoặc cửa sổ bị kẹt, khó khép kín do khung bị biến dạng vì nền móng dịch chuyển.
  • Xuất hiện khe hở giữa các cấu kiện khiến mạch tường không còn liền khối như ban đầu.
  • Bề mặt gạch có dấu hiệu bong tróc, bị nứt vỡ không đều do xuất phát từ áp lực móng bị thay đổi.
  • Các vết rạn xuất hiện tại phần tiếp giáp giữa cột và phần nền, đây là dấu hiệu móng nhà bị lún rõ ràng nhất.
  • Khu vực chân tường hoặc nền nhà luôn ẩm ướt do móng bị lún khiến nước không thoát được.
  • Kết cấu mái, trần nhà bị xô lệch, xà ngang bị cong hoặc võng.
Chân tường, nền nhà bị nứt là dấu hiệu móng nhà bị lún Chân tường, nền nhà bị nứt là dấu hiệu móng nhà bị lún
Chân tường, nền nhà bị nứt là dấu hiệu móng nhà bị lún

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng móng nhà bị lún

Để đưa ra được cách xử lý móng nhà phố bị lún hiệu quả thì ngoài biết được các dấu hiệu thường gặp bạn cũng cần phải biết rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể gây ra vấn đề này mà bạn cần đặc biệt quan tâm, bao gồm:

Nền đất yếu thiếu ổn định

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhà bị lún là do nền đất không đảm bảo độ ổn định. Các loại đất yếu như đất bùn, đất sét hoặc đất pha cát có khả năng chịu tải kém, dễ bị nén lún khi xây dựng công trình bên trên. 

Đặc biệt, nếu nền đất có sự phân bố không đồng đều như chỗ cứng chỗ mềm sẽ khiến công trình bị lún không đều, gây nứt nẻ tường và ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu. Nếu đất có độ ẩm cao hoặc bị bão hòa nước cũng làm giảm khả năng chống đỡ lực nén từ móng nhà.

Những khu vực có nền đất yếu dễ gây nên hiện tượng móng bị lún, bị nứtNhững khu vực có nền đất yếu dễ gây nên hiện tượng móng bị lún, bị nứt
Những khu vực có nền đất yếu dễ gây nên hiện tượng móng bị lún, bị nứt

Thiết kế và thi công móng sai kỹ thuật

Thiết kế móng không phù hợp với quy mô tải trọng của công trình là nguyên nhân dẫn đến lún rất phổ biến. Khi móng quá nông không đủ độ sâu hoặc không được gia cố kỹ lưỡng thì nền móng sẽ yếu, dễ bị sụt. 

Việc thi công không tuân thủ quy trình kỹ thuật như không khảo sát địa chất kỹ lưỡng, sử dụng vật liệu kém chất lượng hay ép cọc không đúng chuẩn đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng móng. Điều này dẫn tới tình trạng lún sau khi công trình đưa vào sử dụng.

Do biến động thời tiết, môi trường tự nhiên

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết như mưa lớn, ngập úng kéo dài hay khô hạn bất thường đều có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc nền đất. Ví dụ: đất sét có thể trương nở khi gặp ẩm và co lại khi khô dẫn đến sự dịch chuyển không đều dưới móng. 

Hiện tượng co giãn này sẽ tạo áp lực lên móng nhà khiến nền bị lún cục bộ. Nếu hệ thống thoát nước không đảm bảo, nước tích tụ lâu ngày làm xói mòn lớp đất nền gây mất ổn định, gây lún nghiêm trọng.

Tác động từ công trình lân cận

Khi khu vực xung quanh đang thi công hoặc cải tạo công trình như đào móng sâu, ép cọc hoặc hút nước ngầm có thể làm thay đổi trạng thái đất nền. Sự thay đổi này gây ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình liền kề.

Do quá trình thi công của các công trình bên cạnh cũng tác động gây yếu nền đấtDo quá trình thi công của các công trình bên cạnh cũng tác động gây yếu nền đất
Do quá trình thi công của các công trình bên cạnh cũng tác động gây yếu nền đất

Khai thác nước ngầm quá mức

Việc khai thác nước ngầm quá mức sẽ làm thay đổi mực nước dưới lòng đất dẫn đến hiện tượng sụt lún nền. Khi lượng nước ngầm giảm các khoảng rỗng trong đất sẽ bị nén lại làm đất sụp xuống và kéo theo công trình bị lún theo ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của mẫu nhà phố đẹp. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những khu vực đô thị hóa nhanh, nơi nhu cầu sử dụng nước ngầm cao nhưng thiếu kiểm soát. 

Hướng dẫn cách xử lý móng nhà bị lún an toàn hiệu quả

Áp dụng các cách xử lý móng nhà bị lún phù hợp, đúng kỹ thuật là yếu tố then chốt giúp đảm bảo công trình nhà phố an toàn, tránh thiệt hại về người và tài sản. Trước khi bắt tay vào xử lý cần tiến hành khảo sát thực địa, quan sát kỹ lưỡng để đánh giá mức độ hư hại để đưa ra phương án can thiệp tối ưu. Dưới đây là một số cách hiệu quả, tham khảo:

Gia cố móng cọc

Đây là giải pháp phổ biến và hiệu quả hiện nay để tăng cường khả năng chịu lực cho móng nhà. Phương pháp này bao gồm việc đóng các loại cọc như cọc đất, cọc bê tông hoặc cọc thép xung quanh vị trí móng bị lún nhằm phân tán tải trọng đều hơn xuống nền đất sâu hơn, ổn định hơn. 

Trong trường hợp móng của công trình lớn hoặc mức độ lún nghiêm trọng thì kỹ thuật cọc ép hoặc cọc khoan nhồi thường được sử dụng để tăng cường sức chịu tải. Những loại cọc thường gặp là cọc bê tông cốt thép vuông có kích thước 200x200mm hoặc 250x250mm hoặc cọc thép chịu lực,...

Gia cố móng cọc giúp xử lý móng bị lún hiệu quảGia cố móng cọc giúp xử lý móng bị lún hiệu quả
Gia cố móng cọc giúp xử lý móng bị lún hiệu quả

Tăng cường nền đất

Nếu nguyên nhân lún đến từ nền đất yếu thì các biện pháp gia cố nền đất sẽ được ưu tiên áp dụng nhằm cải thiện khả năng chịu tải. Có thể sử dụng kỹ thuật đầm chặt nền bằng máy chuyên dụng để nén đất, giảm độ rỗng. 

Trong một số trường hợp lớp đất yếu có thể được bóc tách và thay thế bằng vật liệu tốt hơn như cát hạt lớn, đất sét nén hoặc đá dăm. Ngoài ra việc phun hóa chất gia cố đất cũng giúp tăng cường độ cứng, độ ổn định cho lớp nền, giảm nguy cơ lún trong tương lai.

Cách xử lý móng nhà bị lún hiệu quả bằng việc làm giảm tải trọng

Nếu móng nhà phố bị lún do công trình chịu tải trọng vượt mức thì việc giảm tải là biện pháp cần thiết để tránh tình trạng tiếp tục lún sâu. Có thể thực hiện bằng cách tháo dỡ các tầng hoặc phần công trình không thực sự cần thiết nhằm giảm trọng lượng tổng thể. 

Cũng có thể xử lý bằng việc thay thế vật liệu xây dựng bằng các loại nhẹ hơn như gạch nhẹ, bê tông siêu nhẹ hoặc panel cách nhiệt,... Việc bố trí lại nội thất hợp lý, tránh dồn vật nặng vào một khu vực cụ thể cũng góp phần làm giảm áp lực cục bộ lên nền móng.

Nên nhờ đến đơn vị xử lý chuyên nghiệp để đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quảNên nhờ đến đơn vị xử lý chuyên nghiệp để đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả
Nên nhờ đến đơn vị xử lý chuyên nghiệp để đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả

Xây dựng lại móng nhà

Trường hợp móng bị lún xuống cấp trầm trọng, bị lún nghiêng vượt ngưỡng an toàn thì việc gia cố đơn thuần không còn mang lại hiệu quả. Lúc này cách xử lý móng nhà bị lún tốt nhất là phá dỡ công trình và xây dựng lại hệ móng mới.

Quá trình này đòi hỏi phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần lớn công trình để tiếp cận phần móng cũ. Sau đó thi công lại móng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, sử dụng loại móng phù hợp với nền đất (móng cọc, móng bè, móng băng hoặc tổ hợp). Móng mới cần được thiết kế để có khả năng chịu tải tốt hơn, đáp ứng quy mô, công năng của công trình hiện tại.

Với những cách xử lý móng nhà bị lún được chia sẻ hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Tốt nhất bạn nên thuê đơn vị chuyên nghiệp để đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Nếu có gì cần tư vấn về thiết kế mẫu nhà phố đẹp hoặc thi công nhà ở bạn hãy liên hệ Viettel Construction AIOHomes.