Đổ bê tông chỉ là một phần của quá trình, còn yếu tố then chốt quyết định đến độ bền chất lượng của công trình lại nằm ở khâu bảo dưỡng bê tông. Đây là bước không thể xem nhẹ nếu bạn muốn cấu kiện bê tông phát huy tối đa khả năng chịu lực, hạn chế nứt vỡ, xuống cấp đảm bảo tính thẩm mỹ của các công trình nhà đẹp. Vậy cần làm như thế nào đúng kỹ thuật? Viettel Construction AIOHomes gợi ý cách bảo dưỡng đúng chuẩn để đảm bảo chất lượng hiệu quả.

Mục đích chính của việc bảo dưỡng bê tông là gì?

Bảo dưỡng bê tông là một bước quan trọng trong thi công nhằm đảm bảo chất lượng kết cấu, tăng độ bền cho công trình. Dưới đây là những mục đích chính của quá trình này, bao gồm:

  • Giữ độ ẩm cần thiết cho bê tông để duy trì quá trình thủy hóa xi măng, giúp bê tông đạt cường độ tối ưu.
  • Ngăn ngừa nứt bề mặt do hiện tượng co ngót hoặc mất nước quá nhanh trong những ngày đầu sau khi đổ.
  • Tăng độ đặc chắc cho khối bê tông, hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân có hại như nước, hóa chất hoặc khí độc.
  • Cải thiện khả năng chịu lực giúp bê tông phát huy tối đa tính năng thiết kế theo thời gian.
  • Bảo vệ bề mặt bê tông khỏi các tác động từ thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, mưa lớn hoặc gió mạnh.
  • Hạn chế hiện tượng phân tầng và rỗ tổ ong trong bê tông do sự mất nước không đều.
  • Duy trì tính liên kết cấu trúc giữa các lớp bê tông nếu thi công theo từng đợt.
Bảo dưỡng bê tông giúp giảm tình trạng nứt, rạn ở bề mặtBảo dưỡng bê tông giúp giảm tình trạng nứt, rạn ở bề mặt
Bảo dưỡng bê tông giúp giảm tình trạng nứt, rạn ở bề mặt

Khi nào cần thực hiện bảo dưỡng bê tông?

Quá trình bảo dưỡng này nên được tiến hành ngay sau khi đổ bê tông xong. Bởi đây là giai đoạn bê tông bắt đầu quá trình thủy hóa - yếu tố quyết định đến độ cứng, độ bền và khả năng chịu lực sau này, giúp công trình không chỉ vững bền mà còn là những công trình nhà đẹp. Cụ thể như sau:

  • Ngay khi bề mặt bê tông bắt đầu se lại (khoảng vài giờ sau khi đổ) cần tiến hành che phủ và cấp ẩm.
  • Trong 7 ngày đầu tiên sau khi đổ, đây là khoảng thời gian quyết định tới 70 - 80% cường độ của bê tông. Vì vậy cần duy trì độ ẩm, nhiệt độ là rất quan trọng.
  • Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, gió nhiều hoặc hanh khô nên bắt đầu bảo dưỡng càng sớm càng tốt để tránh mất nước bề mặt gây rạn nứt.
  • Khi thi công các bộ phận chịu lực chính như móng, cột, dầm, sàn thì thời gian bảo dưỡng cần được kéo dài hơn để đảm bảo kết cấu ổn định bền vững.
  • Trường hợp sử dụng phụ gia đông kết nhanh, dù bê tông cứng nhanh nhưng vẫn cần bảo dưỡng đúng cách để đảm bảo độ bền lâu dài.
Nên thực hiện giữ ẩm ngay sau vài giờ đổ bê tôngNên thực hiện giữ ẩm ngay sau vài giờ đổ bê tông
Nên thực hiện giữ ẩm ngay sau vài giờ đổ bê tông

Cách bảo dưỡng bê tông sau khi thi công đúng chuẩn kỹ thuật

Sau khi hoàn tất quá trình đổ bê tông nên bảo dưỡng ngay để đảm bảo cường độ liên kết, độ bền, tuổi thọ của kết cấu mẫu nhà đẹp. Dưới đây là những phương pháp phổ biến, hiệu quả giúp bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cụ thể:

Phủ lớp nilon giữ ẩm

Phủ một lớp nilon mỏng lên bề mặt ngay sau khi hoàn thiện đổ bê tông xong là cách bảo dưỡng hiệu quả để giữ lại độ ẩm cần thiết cho quá trình thủy hóa. Việc làm này là cần thiết, nhất là trong điều kiện nắng nóng gay gắt. Lớp nilon giúp ngăn hơi nước bốc hơi quá nhanh, hạn chế hiện tượng nứt nẻ, đảm bảo bê tông đạt cường độ tối ưu.

Che phủ bề mặt giúp ngăn chặn tình trạng bốc hơi nước nhanhChe phủ bề mặt giúp ngăn chặn tình trạng bốc hơi nước nhanh
Che phủ bề mặt giúp ngăn chặn tình trạng bốc hơi nước nhanh

Giữ nguyên cốp pha

Một cách bảo dưỡng bê tông đơn giản khác nhưng lại mang đến hiệu quả cao đó là không tháo cốp pha ngay sau khi đổ bê tông. Cốp pha giúp duy trì độ ẩm ổn định cho các mặt tiếp xúc. Bạn có thể tưới nước trực tiếp lên cốp pha để tăng độ ẩm. Đặc biệt trong 7 ngày đầu nên giữ cốp pha nguyên vị trí và thường xuyên phun nước sẽ giúp hạn chế tình trạng co ngót, nứt gãy bê tông.

Phun nước, ngâm nước đều đặn

Duy trì độ ẩm cho bề mặt thi công bằng cách phun nước thường xuyên là biện pháp phổ biến nhất được áp dụng. Bạn nên sử dụng vòi xịt tia nhỏ, phun đều để tránh tình trạng bề mặt khô không đều gây ra các vết nứt chân chim. Trong điều kiện thời tiết mát mẻ có thể giảm tần suất phun nước. Nhưng trong mùa nắng nóng thì cần thực hiện đều đặn theo chu kỳ để đảm bảo quá trình thủy hóa diễn ra trọn vẹn.

Nếu bề mặt sàn bằng phẳng có thể đắp gờ bao xung quanh để giữ nước tạo thành một lớp hồ xi măng loãng luôn hiện diện. Lưu ý khuấy đều xi măng sau mỗi giờ để tránh lắng đọng, tránh bị phân tầng.

Phun nước đều đặn cho công trình là cách bảo dưỡng bê tông đơn giảnPhun nước đều đặn cho công trình là cách bảo dưỡng bê tông đơn giản
Phun nước đều đặn cho công trình là cách bảo dưỡng bê tông đơn giản

Tưới nước đều đặn

Trong tuần đầu tiên sau khi đổ bê tông cần thực hiện tưới nước đều đặn theo chu kỳ. Lịch trình cụ thể như sau:

  • 3 tiếng một lần vào ban ngày, ít nhất một lần vào ban đêm trong 3 ngày đầu.
  • Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 tiếp tục duy trì tưới nước từ 3 lần/ngày trở lên.
  • Trong những ngày tiếp theo, đặc biệt từ ngày thứ 14 đến 18 vẫn cần duy trì tưới nước 2 - 3 lần/ngày nếu thời tiết nắng nóng.
  • Không để nước mưa rơi trực tiếp vào bê tông mới trong vòng 2 ngày đầu và tuyệt đối không đi lại trên bề mặt bê tông khi chưa đủ cứng, tránh làm hỏng cấu trúc.

Phủ vật liệu giữ ẩm tự nhiên

Sau khi bê tông bắt đầu se mặt có thể phủ lên lớp mùn cưa, rơm rạ, bao xi măng cũ hoặc cát sạch. Các vật liệu này có khả năng giữ ẩm tốt giúp bề mặt bê tông không bị khô quá nhanh. Trong điều kiện nắng gắt nên phủ rơm dày và tưới ẩm thường xuyên để che nắng hiệu quả.

Bạn cũng có thể sử dụng màng polythene hoặc giấy kraft cũng là một một lựa chọn tốt để bảo phủ bề mặt, các cạnh dầm sau khi tháo cốp pha. Việc chăm sóc cẩn thận trong giai đoạn đầu này sẽ quyết định đến chất lượng kết cấu bê tông về sau. Vì vậy bạn đừng chủ quan bỏ qua các bước của những cách bảo dưỡng bê tông này nhé.

Thời gian tháo cốp pha bê tông đúng chuẩn

Tháo cốp pha chỉ nên tiến hành khi bê tông đã đạt đủ cường độ cần thiết để đảm bảo kết cấu ổn định an toàn. Trong điều kiện thi công thông thường (nhiệt độ từ 20 đến 30°C) khoảng 3 đến 4 tuần sau khi đổ là thời điểm lý tưởng để dỡ bỏ cốp pha. Tuy nhiên, nếu không vướng tiến độ thi công thì nên giữ cốp pha càng lâu càng tốt để hỗ trợ quá trình dưỡng hộ, giúp bê tông phát triển cường độ tối đa.

Với công nghệ sản xuất hiện đại ngày nay nhiều loại bê tông có khả năng đạt khoảng 80% cường độ thiết kế chỉ sau 7 ngày. Thậm chí có thể đạt đủ mác nếu được bảo dưỡng đúng cách. Nhưng việc tháo dỡ cần được xem xét kỹ lưỡng theo từng hạng mục cụ thể, điều kiện môi trường và yêu cầu kỹ thuật để tránh ảnh hưởng đến độ bền của công trình nhà từ những mẫu nhà phố, nhà mái Thái, nhà mái Nhật.

Khi bê tông đạt đủ cường độ mới tháo cốp phaKhi bê tông đạt đủ cường độ mới tháo cốp pha
Khi bê tông đạt đủ cường độ mới tháo cốp pha

Những lưu ý quan trọng khi tháo cốp pha bê tông

Khi thực hiện tháo dỡ cốp pha sau quá trình đổ bê tông bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo chất lượng kết cấu an toàn cho công trình. Cụ thể:

  • Chỉ tháo cốp pha khi bê tông đạt cường độ cần thiết, không nóng vội hoặc dỡ quá sớm.
  • Ưu tiên tháo ở các vị trí ít chịu lực trước, các khu vực trọng yếu nên để thêm thời gian.
  • Không tác động mạnh vào bê tông khi tháo cốp pha để tránh gây nứt, mẻ bề mặt.
  • Nếu thời tiết lạnh hoặc ẩm thấp thời gian bảo dưỡng bê tông và tháo dỡ cần kéo dài hơn bình thường.
  • Sau khi tháo nên tiếp tục dưỡng ẩm bề mặt để tránh nứt gãy do khô nhanh.

Với những cách bảo dưỡng bê tông được chia sẻ sẽ giúp bề mặt thi công đạt được cường độ tối ưu, ngăn ngừa các vết nứt, rạn, rỗ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Bạn đừng chủ quan ở giai đoạn này, bởi vì đây chính là chìa khóa giúp công trình bền chắc theo thời gian. Nếu cần hỗ trợ về thiết kế mẫu nhà đẹp, thi công bạn hãy đồng hành cùng Viettel Construction AIOHomes để có được công trình bền đẹp với thời gian.